Gỗ HDF là một trong những loại gỗ công nghiệp được ưa chuộng hàng đầu trong thiết kế nội thất gỗ công nghiệp hiện nay. Nguyên nhân xuất phát từ những ưu điểm nổi bật và ứng dụng của loại gỗ này trong thực tế. Để giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về loại gỗ này, chúng tôi sẽ cung cấp bài viết dưới đây để bạn tham khảo.
1. Gỗ HDF là gì, cấu tạo ra sao?
Gỗ HDF là gì?
Gỗ HDF là tên viết tắt của cụm từ High Density Fiberboard – là gỗ sợi mật độ cao. Gỗ HDF có khoảng 80-85% thành phần là gỗ tự nhiên, phần còn lại là keo kết dính và các chất phụ gia để làm tăng độ cứng và khả năng kết dính cho gỗ. Hiện nay, hầu hết các loại gỗ công nghiệp HDF trên thị trường đều có tiêu chuẩn E1 của châu Âu, bởi vậy chúng được đảm bảo về độ cứng, độ bền, có nguồn gốc từ tự nhiên và không gây hại cho sức khỏe con người.
Gỗ công nghiệp HDF An Cường luôn là sự lựa chọn cho mọi công trình
Để sản xuất nên gỗ công nghiệp HDF, người ta sẽ lấy gỗ tự nhiên đem luộc và sấy khô để loại bỏ nhựa và nước đọng nhờ dây chuyền xử lý hiện đại. Sử dụng máy nghiền để nghiền gỗ thành bột mịn, trộn cùng với các chất phụ gia và keo kết dính để làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt. Hỗn hợp này sau đó sẽ được nén với áp suất cao để tạo thành các tấm gỗ, các tấm gỗ này sau đó sẽ được định hình thành các tấm gỗ lớn.
Bước cuối cùng, ván HDF sẽ được xử lý bề mặt và mang đi cắt tại dây chuyền sản xuất. Từng tấm gỗ sẽ được định hình, phủ lớp phủ bề mặt bằng sợi thủy tinh cao cấp hoặc Melamine Resin. Lớp phủ này có tính thẩm mỹ cao, trong suốt và có khả năng giữ màu ổn định, chống thấm bề mặt và bảo vệ gỗ không bị xước.
Phân loại gỗ HDF có thể chia thành 3 loại chính là: gỗ HDF loại thường, HDF chống ẩm, HDF chống chất. Tùy từng yêu cầu cụ thể cho từng không gian, công trình khác nhau mà bạn có thể lựa chọn loại gỗ phù hợp nhất.
Gỗ công nghiệp HDF được tạo ra với quy trình với nhiều bước khác nhau.
2. Ưu điểm, nhược điểm của gỗ công nghiệp HDF
Gỗ HDF hiện nay có thể nói là một đột phá lớn trong công nghệ xử lý gỗ và sản xuất gỗ công nghiệp. Để hiểu rõ hơn về nhận định này, bạn có thể theo dõi những ưu điểm của chúng dưới đây:
– Ưu điểm của gỗ HDF:
- Gỗ công nghiệp HDF có khả năng chống mối mọt, không bị cong vênh, co ngót dưới sự thay đổi đột ngột của điều kiện thời tiết
- Bề mặt gỗ nhẵn mịn do đã được xử lý và phủ bằng chất liệu phủ bên ngoài. Bên cạnh đó, các vân gỗ và màu sắc đều rất tự nhiên, phù hợp với nhiều không gian khác nhau.
- Gỗ HDF có khả năng chống ẩm tốt, cách âm và cách nhiệt cao
- Có độ cứng chắc cao do mật độ gỗ lớn, có đến hơn 80% là thành phần bột gỗ tự nhiên. Do đó gỗ chịu được tải trọng lớn, độ bền cao
- An toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường
- Gỗ có khả năng bắt ốc vít tốt nên đồ nội thất thường có độ bền cao, không dễ bị lung lay, hỏng hóc.
Cửa gỗ công nghiệp được là từ gỗ HDF
– Nhược điểm của gỗ HDF
- Trong tất cả các loại gỗ công nghiệp thì gỗ HDF có giá thành cao nhất
- Nếu quan sát bằng mắt thường thì khó có thể phân biệt được gỗ MDF và HDF. Nguyên nhân là bởi hai loại gỗ này đều được phủ bề mặt và dán viền cạnh một cách tinh xảo.
- Chỉ có thể thi công nội thất ở dạng phẳng, không thể làm được dạng panel
3. Ứng dụng của gỗ HDF trong sản xuất nội thất
Nhờ có độ bền cao nên gỗ HFD được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống. Trên thế giới, loại gỗ này được ưa chuộng khá nhiều ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Tại Việt Nam, loại gỗ này cũng đang ngày càng được ưa chuộng, nhu cầu về gỗ trong sản xuất nội thất ngày càng tăng cao.
- Gỗ HDF được sử dụng để sản xuất đồ nội thất và ngoại thất. Có thể kể đến một số sản phẩm phổ biến như: cửa ra vào, cửa gỗ công nghiệp cửa thông phòng, tủ tường, bàn ghế, vách ngăn, tủ bếp…
- Gỗ HDF có độ mịn cao, cứng chắc và có tính ổn định nên được sử dụng để làm sàn gỗ công nghiệp
Gỗ HDF sử dụng để thiết kế sàn nhà
4. Cách lựa chọn gỗ HDF chuẩn chất lượng và phù hợp
Gỗ HDF có độ bền cao, chất lượng tốt nhưng chi phí lại đắt đỏ hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác. Bởi vậy, để tránh lãng phí không cần thiết, bạn nên lựa chọn loại gỗ phù hợp nhất với từng nhu cầu sử dụng. Chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý dưới đây để bạn tham khảo:
- Nếu làm đồ nội thất: Nên chọn gỗ HDF loại thường để tiết kiệm chi phí
- Ván HDF chỉ nên ưu tiên cho các không gian có yêu cầu cao về khả năng chống ẩm, cách âm, cách nhiệt…như nhà hát, quán karaoke, phòng họp.
- Những đồ nội thất thường xuyên phải tiếp xúc với nước, môi trường có độ ẩm cao như tủ bếp thì nên chọn gỗ HDF chống ẩm nhằm tăng độ bền, tuổi thọ của đồ dùng.
Gỗ HDF được sử dụng để tạo nên các đồ nội thất trong gia đình
5. Địa chỉ mua đồ gỗ nội thất HDF chất lượng, uy tín
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ cung cấp gỗ HDF, tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có thể đưa cho bạn loại gỗ đảm bảo chất lượng. Bởi vậy, bạn nên cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định sẽ lựa chọn gỗ HDF do đơn vị nào cung cấp.
Nội thất Fuhome sẽ là một gợi ý cho bạn nếu bạn chưa biết làm thế nào để có đồ nội thất làm từ gỗ HDF bền đẹp. Chúng tôi chuyên thiết kế thi công nội thất gỗ công nghiệp, trong đó có gỗ HDF. Đồ nội thất được sản xuất trực tiếp tại xưởng, không qua trung gian nên mức giá được đánh giá là cạnh tranh nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, dịch vụ bảo hành của Fuhome cũng sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn khi lựa chọn đồ gỗ nội thất của chúng tôi.
Tùy từng công trình, từng hạng mục cụ thể mà Fuhome sẽ cung cấp cho bạn những sản phẩm nội thất HDF phù hợp. Bạn có thể lựa chọn nội thất đóng sẵn hoặc chọn nội thất đóng theo yêu cầu. Các nhà thiết kế, các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn một cách hợp lý nhất.