Gỗ MDF là gỗ gì – Cấu tạo, phân loại và báo giá mới nhất 2023

Gỗ MDF là một trong những loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến hàng đầu hiện nay. Chúng được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao và sở hữu độ bền vượt trội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ gỗ MDF là gỗ gì, chúng có gì khác so với các loại gỗ khác, từ đó dẫn đến việc mua nhầm hoặc bị người bán “qua mắt”. Bài viết của Nội thất Fuhome sẽ giúp bạn có những kiến thức đúng và đủ để có thể mua và sử dụng gỗ MDF đúng nhất.

1. Gỗ MDF là gỗ gì?

Gỗ MDF là gỗ gì?

Gỗ MDF là gỗ gì?

Gỗ MDF là một loại gỗ công nghiệp có tên tiếng anh là Medium Density Fiberboard – nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Để dễ gọi thì người ta dùng chữ cái đầu của cụm này để đặt tên cho gỗ, từ đó chúng có tên gọi là gỗ MDF.

Gỗ MDF được sản xuất từ nguyên liệu là các loại gỗ được trồng tự nhiên, các loại cây gỗ ngắn ngày như: Cao su, bạch đàn, thông, keo, sồi, giẻ… Ngoài ra, người ta cũng có thể tận dụng phế liệu của quá trình khai thác, sản xuất gỗ như: mùn gỗ, vụn gỗ, dăm gỗ, ngọn cây thừa… Nhìn chung thì nguyên liệu sản xuất gỗ chính là các loại gỗ, nguyên liệu gỗ có nhiều sợi xenlulo. Những nguyên liệu này sẽ được đem về nhà máy để bóc vỏ rồi nghiền thành bột gỗ để phục vụ quá trình sản xuất ván gỗ MDF.

Đặc trưng của gỗ MDF là có tỷ trọng gỗ ở mức độ trung bình và độ nén cao. Tỷ trọng này sẽ đặc hơn so với gỗ ván dăm MFC nhưng lại không đặc như gỗ HDF. Nhìn chung thì gỗ MDF thuộc dòng gỗ phổ thông, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình. Loại gỗ này có thể được sử dụng để sản xuất ra nhiều đồ nội thất như: cửa, giường, tủ quần áo, tủ bếp, kệ tivi, bàn làm việc…

2. Cấu tạo của ván gỗ MDF 

Cấu tạo của ván gỗ MDF 

Cấu tạo của ván gỗ MDF

Nắm được cấu tạo của gỗ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn gỗ MDF là gỗ gì và có thể sử dụng chúng đúng mục đích hơn, tạo sự bền đẹp cho nội thất. Mỗi một ván gỗ MDF thường có cấu tạo với 5 phần sau đây:

  • Bột sợi gỗ
  • Chất kết dính
  • Sáp chống ẩm
  • Chất bảo vệ
  • Bột độn vô cơ

Để tạo nên một tấm ván gỗ MDF, các thành phần trên đây sẽ được nén ép với tỉ trọng từ 680 – 840 kg/m3. Nếu quan sát bằng mắt thường có thể thấy bột gỗ khá mịn, tuy nhiên cũng vẫn còn một số lượng nhỏ các dăm gỗ được thêm vào nhằm mục đích giúp cho ván gỗ cứng chắc hơn. Các thành phần như sáp chống ẩm, chất bảo vệ và bột độn vô cơ được sử dụng để giúp ván gỗ MDF có thể chống chọi với các điều kiện như môi trường, mối mọt, từ đó có thể nâng cao được tuổi thọ.

3. Quy trình sản xuất gỗ MDF

Để sản xuất gỗ MDF cần có hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại và một quy trình khép kín với đầy đủ các bước. Gỗ MDF được sản xuất bằng 2 quy trình là phương pháp ướt và phương pháp khô, mỗi phương phương pháp sẽ có các bước riêng biệt. Tùy theo từng cơ sở sản xuất mà có thể lựa chọn phương pháp sản xuất phù hợp.

3.1. Phương pháp ướt

Sản xuất gỗ MDF theo phương pháp ướt là phương pháp có sử dụng nước để nghiền bột gỗ, khá giống với phương pháp nghiền bột giấy trong công nghiệp sản xuất giấy. Quy trình sản xuất cụ thể như sau:

  • Bước 1: Phun nước lên bột gỗ để cho bột gỗ vón thành dạng vảy.
  • Bước 2: Vảy gỗ sẽ được rải đều lên mâm ép để tiến hành ép nhiệt sơ bộ, sản phẩm của quá trình này là ván sơ.
  • Bước 3: Tiếp tục ép ván sơ bằng hệ thống cán nhiệt để làm cho lượng nước có trong ván giảm xuống còn khoảng 50% và giúp cho các sợi gỗ dính chặt lại với nhau
  • Bước 4: Cắt tấm ván vừa ép thành các khổ theo quy chuẩn nhất định, tiến hành bo biên cho tấm ván.
  • Bước 5: Xử lý nguội các tấm ván vừa ép với một số công đoạn như: cắt tỉa các góc, chà nhám, làm mịn bề mặt ván. Sau khi hoàn thành các bước này, ván gỗ sẽ được phân loại, kiểm tra chất lượng và đóng gói thành phẩm.

3.2. Phương pháp khô

So với quy trình sản xuất ướt thì quy trình sản xuất ván gỗ MDF bằng phương pháp khô được sử dụng phổ biến hơn. Nguyên nhân là bởi phương pháp này thực hiện đơn giản hơn, không quá cầu kỳ nhưng tỉ lệ sợi thu được lại cao và đồng đều hơn. Xét một cách tổng thể vì phương pháp này đơn giản, dễ làm nhưng hiệu quả lại rất cao. Quy trình sản xuất gỗ MDF theo phương pháp khô gồm các bước dưới đây:

  • Bước 1: Sản xuất bột sợi gỗ: Nguyên liệu gỗ sau khi được mang về sẽ được sơ chế, rửa sạch rồi tiến hành nghiền nhỏ thành bột mịn. Bột gỗ sẽ được trộn với các chất phụ gia, chất độn và keo đặc chủng thông qua máy trộn sấy.
  • Bước 2: Bột gỗ sẽ được rải đều trên khuôn với 2-3 tầng bột, điều này còn tùy thuộc vào kích thước ván ép là bao nhiêu.
  • Bước 3: Tiến hành ép nhiệt: Máy ép sẽ ép nhiệt cho các tầng bột sợi gỗ để các nguyên liệu dính chặt lại với nhau. Trong quá trình ép, nhiệt độ của máy gia nhiệt sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với độ dày của tấm ván, đảm bảo nhiệt vừa đủ để loại bỏ nước trong bột sợi vừa giúp hóa rắn keo kết dính một cách từ từ để đảm bảo độ bền. Công đoạn ép này sẽ trải qua 2 lần ép, lần 1 chỉ ép sơ bộ cho các tầng ván gỗ nén lại với nhau, lần 2 mới tiến hành ép nhiều tầng lại với nhau để tạo thành ván gỗ.
  • Bước 4: Cắt ván gỗ theo các kích thước theo quy chuẩn, tiến hành bo biên cho từng tấm.
  • Bước 5: Xử lý và đóng gói: Tấm ván sẽ được xử lý nguội với một số biện pháp như: cắt tỉa góc, chà nhám, làm mịn bề mặt. Sau cùng là công đoạn phân loại và đóng gói để hoàn thiện sản phẩm.

4. Các loại ván gỗ MDF phổ biến

Trên thị trường hiện nay, ván gỗ MDF được chia thành 3 loại, hiểu rõ đặc điểm từng loại sẽ giúp bạn biết cách lựa chọn loại ván gỗ phù hợp với công trình của mình, vừa đảm bảo độ bền chắc lại vừa tránh lãng phí. Thông tin cụ thể về từng loại ván gỗ MDF cụ thể như sau.

4.1. Gỗ MDF thường

Gỗ MDF thường

Gỗ MDF thường

Gỗ MDF thường là loại ván gỗ được sản xuất bằng các sợi gỗ nhỏ, chất kết dính được sử dụng là keo UF (urea formaldehyde).

  • Đặc điểm nhận dạng của loại ván gỗ này là có màu trắng đục như màu gỗ tự nhiên. 
  • Đây là loại ván gỗ MDF có giá thành rẻ nhất trong các loại ván MDF, có giá thành hợp lý nên được sử dụng rộng rãi.
  • Bề mặt gỗ sẽ được phủ sơn PU hoặc các chất liệu như Melamine hoặc Laminate để tăng tính thẩm mỹ, chống thấm nước bề mặt và chống trầy xước.

4.2. Gỗ MDF chống ẩm

Gỗ MDF chống ẩm

Gỗ MDF chống ẩm

Gỗ MDF chống ẩm còn được gọi là gỗ MDF lõi xanh chống ẩm. Loại keo kết dính được sử dụng của loại ván này là keo MUF, nhựa Phenolic hoặc PMDI chứ không sử dụng keo UF như ván gỗ MDF thường.

  • Đặc điểm dễ nhận biết của loại ván gỗ này là cốt gỗ có màu xanh, giúp phân biệt ván gỗ MDF chống ẩm với các loại ván gỗ MDF khác.
  • Gỗ MDF chống ẩm có sử dụng keo và sáp chịu ẩm nên có khả năng chịu nước tốt. Trong quá trình sản xuất, loại ván gỗ này cũng được ép với lực nén cao nên tỉ lệ gỗ đặc, ít khoảng trống, nước khó có thể xâm nhập vào.
  • Ván gỗ MDF chống ẩm phù hợp để sản xuất nội thất cho những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, dầu mỡ như: tủ bếp, cửa nhà tắm, tủ lavabo…
  • Giá thành của ván gỗ MDF chống ẩm thường cao hơn so với ván gỗ MDF thường.

4.3. Gỗ MDF chống cháy

Gỗ MDF chống cháy

Gỗ MDF chống cháy

Ván gỗ MDF chống cháy là ván gỗ được bổ sung thêm phụ gia là thạch cao xi măng, do đó chúng có khả năng chống cháy hiệu quả.

  • Bản chất bên trong ván gỗ vẫn sử dụng bột gỗ nên vẫn sẽ bị cháy khi tiếp xúc với lửa trong một khoảng thời gian dài. Thời gian bắt lửa của ván gỗ sẽ lâu hơn, hạn chế khói độc do chỉ cháy âm ỉ chứ không tạo thành ngọn lửa lớn như các loại gỗ thông thường khác.
  • Ván gỗ MDF chống cháy được sử dụng để làm cửa, vách ngăn chống cháy ở các công trình xuất hiện đông người như: văn phòng cao ốc, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí…
  • Giá thành gỗ MDF chống cháy cao hơn so với gỗ MDF loại thường và MDF chống ẩm.

5. Ưu và nhược điểm của gỗ MDF

Để hiểu rõ gỗ MDF là gì, bạn có thể tham khảo thêm những thông tin về ưu điểm, nhược điểm của loại gỗ này dưới đây:

Đặc điểm Gỗ MDF 
Ưu điểm
  • Có thể sản xuất với sản lượng lớn, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.
  • Nguyên liệu là từ các loại cây công nghiệp ngắn ngày và gỗ vụn, nguyên liệu gỗ thừa nên rất thân thiện với môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hạn chế nạn phá rừng tự nhiên.
  • Giá thành hợp lý do nguồn nguyên liệu được tận dụng, phù hợp với điều kiện của nhiều khách hàng.
  • Gỗ có độ cứng chắc cao, khả năng chịu lực tốt, không bị cong vênh, chống chịu mối mọt và côn trùng tốt.
  • Không bị co ngót, cong vênh do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam
  • Bề mặt ván gỗ mịn, có thể sơn, dán lớp phủ bề mặt lên một cách dễ dàng như: Veneer, acrylic, melamine, laminate…
  • Thi công ván gỗ MDF nhanh chóng, đơn giản vì chủ yếu là lắp ghép các ván gỗ lại với nhau bằng ốc vít.
  • Ván gỗ có kích thước lớn hơn so với ván gỗ tự nhiên, rất phù hợp để sản xuất những đồ nội thất có kích thước lớn mà không cần phải chắp nối các tấm ván lại với nhau. 
Nhược điểm
  • Khả năng chịu nước chưa cao, vẫn bị trương nở, cong vênh nếu ngâm nước trong một thời gian dài.
  • Độ đặc của ván ở mức trung bình nên có một số hạn chế về khả năng chịu lực, có thể bị lõm bề mặt nếu bị va đập mạnh.
  • Ván gỗ chỉ có độ cứng chắc nhưng không có độ dẻo, do đó không thể chạm trổ hay điêu khắc các họa tiết trang trí như gỗ tự nhiên.
  • Có hạn chế về độ dày nên nếu muốn sản xuất đồ nội thất có độ dày cao thì cần ghép nhiều tấm ván lại với nhau.

6. Phân biệt các loại ván gỗ MDF, MFC, HDF

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại ván gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến là ván gỗ MDF, MFC và HDF. Với những người có kinh nghiệm thì họ có thể nhận biết những loại ván này bằng một số đặc điểm nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, với những người không có kinh nghiệm thì có thể gặp khó khăn vì không nắm rõ đặc điểm từng loại. Bạn có thể tham khảo cách phân biệt các loại ván gỗ MDF, MFC, HDF theo gợi ý dưới đây:

Gỗ công nghiệp MDF  MFC  HDF
Cấu tạo
  • Gồm sợi gỗ, bộ gỗ, keo kết dính cùng một số phụ gia như sáp chống ẩm, chất độn vô cơ…
  • Nguyên liệu gỗ: gỗ trồng ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su…
  • Gồm cốt ván dăm, chất kế dính và các chất phụ gia.
  • Nguyên liệu chính là vụn gỗ, mùn cưa, dăm gỗ, nhành cây…
  • Bột gỗ cùng với các chất phụ gia, chống ẩm.
  • Nguyên liệu là bột gỗ mịn được sản xuất từ các loại cây gỗ ngắn ngày.
Tính chất 
  • Cứng chắc, chịu lực tốt, độ bền cao.
  • Tính thẩm mỹ cao
  • Không bị cong vênh hay co ngót do sự thay đổi của thời tiết
  • Cách âm và cách nhiệt tốt
  • Thi công nhanh chóng
  • Không lo mối mọt, côn trùng phá hoại.
  • Độ cứng chắc thấp hơn gỗ MDF do được cấu tạo bởi các dăm gỗ, có nhiều khoảng trống bên trong hơn so với sợi gỗ MDF. Điều này khiến cho gỗ dễ bị mẻ ở cạnh
  • Không bị co ngót, cong vênh do thời tiết.
  • Thi công đơn giản, nhanh chóng
  • Bề mặt nhẵn mịn, chống trầy xước hiệu quả nên tính thẩm mỹ cao
  • Khả năng chống ẩm tốt.
  • Có độ cứng chắc cao, khả năng chịu tải trọng lớn do ván gỗ được nén với áp lực cao, khoảng trống bên trong bột gỗ rất ít.
  • Khả năng bám ốc vít tốt
  • Chống mối mọt, côn trùng tốt, tuổi thọ cao.
  • Cách âm, chịu nhiệt tốt
Độ dày thông dụng
  • 9mm
  • 12mm
  • 15mm…
  • 9mm
  • 18mm
  • 25mm… 
  • 3mm
  • 6mm
  • 9mm
  • 12mm
  • 15mm… 
Ứng dụng
  • Chủ yếu ứng dụng cho nội thất nhà ở, văn phòng, trường  học như: bàn ghế, giường tủ, vách ngăn nhà tắm, tủ bếp, tủ lavabo nhà tắm… Làm nội thất ở những vị trí ẩm ướt.
Chủ yếu ứng dụng cho nội thất nhà ở, văn phòng, trường học như: tủ quần áo, kệ tivi, cửa, vách ngăn, kệ trang trí, bàn ghế…
  • Ứng dụng chủ yếu trong làm sàn nhà, cửa ra vào, nội thất gia đình cao cấp như: tủ bếp, tủ quần áo, tủ kệ văn phòng.

7. Ứng dụng của gỗ MDF trong đời sống

Ván gỗ MDF là một trong những loại ván gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như:

  • Nội thất gia đình: Gỗ MDF được dùng để làm các món đồ nội thất như: giường, tủ, kệ tivi, bàn trang điểm, tab đầu giường, cửa phòng tắm, tủ bếp, tủ lavabo, sàn gỗ…
  • Nội thất văn phòng: Bàn làm việc, tủ hồ sơ, bàn ghế, vách ngăn văn phòng…
  • Khách sạn: Cửa, tủ quần áo, kệ ti vi, tủ lavabo, quầy lễ tân…
  • Trường học: bàn ghế, tủ đồ cá nhân, tủ sách…

Ứng dụng của gỗ MDF trong sản phẩm nội thất 1

Gỗ MDF được ứng dụng làm tủ quần áo

Gỗ MDF được ứng dụng làm giường ngủ

Gỗ MDF được ứng dụng làm giường ngủ

Gỗ MDF được ứng dụng làm kệ tivi

Gỗ MDF được ứng dụng làm kệ tivi

8. Báo giá gỗ công nghiệp MDF tại Nội thất Fuhome

Hiện nay, nội thất gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong thiết kế, thi công nội thất nhà ở, tuy nhiên, thực tế thì gỗ MDF có rất nhiều loại, do đó mức giá cũng có sự khác biệt. Để mua được nội thất gỗ MDF có giá thành hợp lý, chất lượng đảm bảo thì bạn cần lựa chọn đơn vị thi công uy tín, sử dụng gỗ có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt.

Nội thất Fuhome là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, thi công nội thất gỗ công nghiệp cho chung cư, nhà phố, biệt thự, nội thất văn phòng, showroom… Một trong những nguồn nguyên liệu chính mà chúng tôi sử dụng là gỗ công nghiệp MDF. Gỗ MDF sử dụng trong thiết kế, thi công cho khách hàng là gỗ MDF chuẩn An Cường – loại gỗ công nghiệp có chất lượng tốt nhất thị trường hiện nay, bởi vậy khách hàng có thể yên tâm khi lựa chọn dịch vụ của Fuhome.

Nội thất Fuhome sở hữu xưởng sản xuất nội thất với quy mô khoảng 1000m2, được quản lý và vận hành nghiêm ngặt, nguyên liệu được nhập trực tiếp từ nhà sản xuất nên chi phí thi công nội thất được giảm xuống một cách đáng kể, thấp hơn thị trường từ 25 – 30%. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về chi phí thi công nội thất gỗ MDF, Nội thất Fuhome sẽ gửi đến bạn báo giá chi tiết trong bảng giá dưới đây. Tuy nhiên, bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo vì sẽ có sự thay đổi tùy theo tình hình thực tế, nếu muốn báo giá chính xác thì bạn nên liên hệ với Fuhome để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.

✅ Báo giá thi công nội thất đồ gỗ ✅ Gỗ MDF CA Thái Lan ✅ Gỗ MDF CA An Cường
Tủ giày, tủ trang trí, tủ rượu 1,9 triệu/m² 2,2 triệu/m²
Kệ Tivi 1,6 triệu/md 2 triệu/md
Vách ốp trang trí 850k/m² 1.1 triệu/m²
Vách ốp lan gỗ 900k/md 1.15 triệu/md
Tủ bếp trên 2.2 triệu/md 2.6 triệu/md
Tủ bếp dưới  2.4 triệu/md 2.85 triệu/md
Khoang Tủ Lạnh 2 triệu/m² 2.5 triệu/m²
Vách hồi Tủ Lạnh 800k/m² 950k/m²
Quầy Bar 2 triệu/md 2.6 triệu/md
Kính ốp lưng bếp 950k/md 950k/md
⭐ Đá ốp bếp 1.35 triệu/md 3.3 triệu/md
⭐ Vách CNC ngăn trang trí 1.35 triệu 1.55 triệu
⭐ Tủ Áo Phòng Ngủ 2.1 triệu/m² 2.65 triệu/m²
⭐ Giường Ngủ ( R=1.6>1.8 ) 5.8 triệu/chiếc 7.5 triệu/chiếc
⭐ Giường Ngủ ( R=1.2>1.5 ) 4.5 triệu/chiếc 6 triệu/chiếc
⭐ Giá sách và Tủ trang trí 1.6 triệu/md 2 triệu/md
⭐ Bàn Làm Việc 1.7 triệu/md 2.2 triệu/md

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn nắm được gỗ MDF là gỗ gì, có ưu nhược điểm gì, ứng dụng ra sao, phân biệt với các loại gỗ khác như thế nào… Nhìn chung thì đây là loại ván gỗ có mức giá hợp lý, chất lượng tốt nên được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Nếu muốn được tư vấn thêm về gỗ MDF và những vấn đề có liên quan đến thiết kế, thi công nội thất gỗ công nghiệp, bạn có thể liên hệ với Nội thất Fuhome để được hỗ trợ nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Địa chỉ: Tòa Thăng Long Victory- Nam An Khánh – Hà Nội.
  • Điện thoại: 0964.985.668 – 098.102.5170.
  • Email: noithatfuhome@gmail.com.
  • Website: https://noithatfuhome.com
  • Xưởng sản xuất: Xóm 6, Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội.

FuHome tự hào dịch vụ thiết kế nội thất chung cư chuyên nghiệp, thư viện mẫu nội thất chung cư lớn nhất Việt Nam.

Chúng tôi cam kết
1. Sản phẩm thi công đúng 100% so với bản vẽ thiết kế.
2. Sử dụng nguyên liệu đạt chứng chỉ chất lượng quốc tế, đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn.
3. Bảo hành tất cả các sản phẩm 2 năm, bảo hành chất lượng gỗ trọn vòng đời sử dụng.
4. Cam kết mức giá tốt nhất với nhiều ưu đãi bất ngờ trong năm 2022
5. Cam kết hỗ trợ giá lên đến 10% khi mua sắm tại hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim.

Căn hộ của bạn sắp được nhận bàn giao? Đăng ký tại đây để đặt lịch hẹn tư vấn bởi kiến trúc sư và nhận bản vẽ concept thiết kế miễn phí trị giá 1.500,000đ từ FuHome.