Kinh nghiệm mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp không chỉ xoay quanh việc chuẩn bị vốn mà còn đòi hỏi sự am hiểu về chi phí, thiết bị và những lưu ý quan trọng để vận hành xưởng hiệu quả. Từ chi phí đầu tư máy móc, thuê mặt bằng, đến lương nhân công, mỗi bước đều cần tính toán cẩn thận. Mở xưởng gỗ công nghiệp cần những gì, và làm sao để tiết kiệm chi phí tối ưu nhất? Hãy cùng nội thất Fuhome khám phá chi tiết trong bài viết này nhé!
1. Ngân sách vốn đầu tư
Ngân sách vốn đầu tư cần có để mở xưởng sản xuất nội thất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí thuê mặt bằng, nguyên vật liệu, đầu tư máy móc thiết bị và chi phí thuê nhân công. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm một khoản dự trù để xử lý các vấn đề phát sinh khi đưa vào vận hành trong giai đoạn đầu. Cụ thể:
- Chi phí thuê mặt bằng: Chi phí thuê mặt bằng xưởng sản xuất dao động từ 15-30 triệu đồng, tùy thuộc vào diện tích và điều kiện xưởng. Khi thuê, cần chú ý có khu vực đậu xe tải và cổng lớn để thuận tiện cho việc nhập xuất hàng. Hợp đồng thuê thường dài hạn (3-5 năm), yêu cầu đặt cọc 2-3 tháng và cần có chứng từ để đưa vào chi phí hoạt động.
- Chi phí thuê nhân công: Chi phí nhân công xưởng nội thất gỗ công nghiệp chiếm khoảng 12-15% tổng ngân sách dự tính ban đầu. Xưởng sản xuất nên có ít nhất 8-10 người, bao gồm thợ cắt, dán, khoan, KCS và quản lý sản xuất. Ngoài ra, cần dự toán lương cho bộ phận văn phòng như giám đốc, kế toán, thiết kế và kinh doanh, cũng như bảo vệ. Cần lên kế hoạch chi tiết để đảm bảo chi phí phù hợp.
- Chi phi mua nguyên vật liệu: bao gồm gỗ, phụ kiện, ốc vít, bản lề, tay nắm, ổ khóa,… chiếm khoảng 5-10% tổng chi phí đầu tư ban đầu cho xưởng nội thất gỗ công nghiệp. Nguyên vật liệu cần được chuẩn bị tồn kho để sẵn sàng sản xuất khi có đơn hàng, do đó cần dự trù kỹ lưỡng để tránh thiếu sót trong kế hoạch mở xưởng.
- Chi phí đầu tư máy móc, thiết bị: Chi phí đầu tư máy móc sản xuất gỗ công nghiệp khá lớn, dao động từ 250 triệu đến hơn 1 tỷ đồng tùy vào nhu cầu và loại máy (mới hay cũ). Kinh nghiệm cho các bạn là có thể mua máy cũ để tiết kiệm chi phí ban đầu và dần nâng cấp lên máy mới khi hoạt động kinh doanh đi vào ổn định.
2. Lựa chọn mặt bằng phù hợp
Tùy vào quy mô và nguồn vốn, bạn có thể lựa chọn mặt bằng phù hợp dựa trên các yếu tố sau:
- Diện tích: Tối thiểu 300m² để bố trí máy móc sản xuất, vật liệu và thành phẩm. Mặt bằng rộng rãi cũng giúp dễ dàng nâng cấp máy móc hoặc mở rộng quy mô xưởng trong tương lai.
- Vị trí: Nên chọn xưởng tại khu công nghiệp để thuận tiện cho việc vận chuyển và tránh ảnh hưởng tiếng ồn đến khu dân cư xung quanh. Vị trí thuận lợi cũng giúp tiết kiệm chi phí và thời gian giao hàng.
- Thời gian: Chọn mặt bằng có thời gian thuê dài hạn (3-5 năm trở lên) để ổn định sản xuất, tránh chi phí di chuyển và lắp đặt lại máy móc khi thay đổi địa điểm, gây gián đoạn công việc.
- Nguồn điện: Nhà xưởng cần có hệ thống điện ba pha ổn định để đảm bảo máy móc vận hành hiệu quả, tránh tình trạng quá tải hoặc gián đoạn nguồn điện, gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
3. Vận hành máy móc, thiết bị
Một trong những kinh nghiệm mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp quan trọng không thể bỏ qua là lựa chọn và vận hành máy móc thiết bị. Để tạo ra những sản phẩm nội thất có tính thẩm mỹ và có độ hoàn thiện cao thì việc lựa chọn máy móc phù hợp là điều bạn cần lưu tâm. Ngoài ra, sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại sẽ giúp bạn có thể sản xuất được nhiều sản phẩm trong một thời gian ngắn, đáp ứng các đơn hàng lớn hoặc các đơn hàng gấp của xưởng. Một số máy móc không thể thiếu của xưởng nội thất gỗ công nghiệp có thể kể đến như:
- Máy cắt gỗ công nghiệp: Máy cắt gỗ có nhiều loại khác nhau như: máy cắt gỗ loại thường, máy CNC đa năng, máy chế biến gỗ công nghiệp… Tùy theo điều kiện về tài chính và định hướng sản xuất nội thất mà bạn có thể lựa chọn máy cắt gỗ phù hợp như máy 12 dao có bàn cấp phôi hoặc không cấp phôi, máy 12 dao có cụm đầu khoan 9 mũi kết hợp bàn cấp nhả phôi tự động (hoặc không có bàn cấp nhả phôi), máy cắt gỗ 12 dao hai bàn cắt (hai thân), máy cắt CNC 02. 03, 04 spindle độc lập không có bộ cấp nhả phôi (hoặc có bàn cấp nhà phôi tự động).
- Máy cưa bàn trượt: Máy cưa được sử dụng để cắt xẻ gỗ thành các tấm nhỏ, các hình dạng khác nhau với độ chính xác cao, nhanh chóng. Sử dụng máy giúp tăng cường hiệu quả công việc, giảm thiểu thời gian sản xuất nội thất gỗ.
- Máy dán cạnh: Máy dán cạnh là thiết bị vô cùng quan trọng trong công đoạn hoàn thiện sản phẩm. Sau khi các tấm ván bị cắt thành ra từng tấm nhỏ, các mép cạnh sẽ bị lộ ra, lúc này, người thợ sẽ sử dụng máy dán cạnh để tăng tính thẩm mỹ, chống ẩm mốc và chịu nhiệt tốt hơn, nâng cao độ bền cho sản phẩm. Máy dán cạnh với công nghệ hiện đại giúp tiết kiệm keo, đường viền cạnh đẹp và mịn, tiết kiệm được nhiều thời gian và nhân lực sản xuất.
- Máy khoan lỗ cam cạnh ngang: Chức năng của máy là khoan lỗ siêu tốc theo thiết bị định vị tia hồng ngoại, lỗi tâm cam được xác định chính xác. Máy còn có chức năng tự động nhận biết các lệnh khoan, nhờ vậy có thể tăng năng suất lên gấp nhiều lần. Máy khoan có độ chính xác cao, cùng một tấm gỗ có thể khoan nhiều lỗ trong cùng một lúc.
Ngoài ra, tùy theo nhu cầu sản xuất của riêng mỗi xưởng mà bạn có thể lựa chọn thêm các loại máy móc, thiết bị phụ trợ đi kèm. Trong quá trình sử dụng và vận hành thiết bị, các công nhân của xưởng gỗ cần được đào tạo cẩn thận để sử dụng máy đúng cách, vừa phục vụ hiệu quả cho công việc vừa đảm bảo an toàn trong quá trình lao động.
4. Nguồn cung nguyên vật liệu, gỗ đảm bảo
Để đảm bảo sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp đạt chất lượng cao và có giá thành cạnh tranh, việc lựa chọn nguồn cung ứng nguyên vật liệu uy tín là điều rất quan trọng. Hãy tìm hiểu kỹ các địa chỉ cung cấp nguyên liệu có trách nhiệm, đảm bảo chất lượng ổn định để mang lại sản phẩm tốt nhất đến tay khách hàng.
Nếu có cơ hội, bạn nên tìm kiếm và sử dụng các nguyên liệu mới, chưa được nhiều xưởng khác áp dụng, đặc biệt những loại gỗ đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng cao. Việc sử dụng vật liệu độc đáo sẽ giúp xưởng của bạn tạo ra sự khác biệt, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Để tối ưu hóa vận hành, bạn cần xác định rõ loại gỗ mà xưởng sẽ sử dụng. Mỗi loại gỗ yêu cầu các loại máy móc khác nhau, do đó, việc đầu tư đúng thiết bị phù hợp ở giai đoạn này cũng sẽ giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo hiệu quả sản xuất.
5. Quản lý nguồn nhân công, nhân lực
Nguồn nhân công là yếu tố then chốt trong hoạt động của xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp. Số lượng nhân công đủ và có kinh nghiệm sẽ giúp xưởng vận hành hiệu quả và phát triển bền vững. Tùy vào quy mô và khối lượng công việc, bạn cần tuyển dụng nhân sự phù hợp cho từng vị trí. Trong đó có 2 nhóm nhân sự quan trọng cho một xưởng nội thất gỗ là:
- Nhân công sản xuất: Ưu tiên tuyển thợ lành nghề cho các vị trí quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật cao. Các công việc đơn giản hơn như chà nhám, khoan lỗ, bắt vít… có thể sử dụng lao động phổ thông, không yêu cầu có kinh nghiệm. Đặc biệt, cần tuyển người có tư duy tốt để vận hành máy móc, nhất là các thiết bị hiện đại như máy CNC, máy thay dao tự động, yêu cầu nhân sự nhanh nhẹn và có khả năng học hỏi công nghệ mới.
- Nhân sự thiết kế và thi công: Đối với các xưởng có thi công dự án nội thất, cần có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp để lên market và dự toán chi tiết, giúp khách hàng tin tưởng và sẵn sàng chi trả khi nhìn thấy bản thiết kế ưng ý.
Quản lý tốt nguồn nhân lực sẽ giúp bạn tối ưu hoạt động sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp xưởng đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc chọn lựa mặt bằng, đầu tư máy móc, đến quản lý nguồn nhân công và nguyên liệu. Hy vọng với những chia sẻ kinh nghiệm của nội thất Fuhome, bạn sẽ tìm thấy những giải pháp tối ưu nhất cho dự án của mình.